Bệnh trĩ là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng. Tuy nhiên vì tâm lý ngại ngùng nên nhiều người không đến các cơ sở y tế để khám và điều trị và để tự khỏi. Nhưng bệnh trĩ có tự khỏi được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ xuất hiện do sự co dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng quanh hậu môn tạo ra các búi trĩ.
Các búi trĩ sưng tấy, viêm nhiễm và xuất huyết khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Bệnh trĩ bao gồm bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, phần lớn đều xuất phát từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, dưới đây là một số nguyên nhân các bạn cần lưu ý:
Chế độ ăn ít chất xơ
Bị tiêu chảy, táo bón, rặn mạnh khi đi cầu hay ngồi lâu trên bồn cầu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế, làm việc nặng
Phụ nữ mang thai cũng có khả năng cao bị bệnh trĩ
Có thể bạn quan tâm:
Tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe
Những lo lắng của dân văn phòng về bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh trĩ:
Đại tiện ra máu: nếu đi đại tiện ra máu, máu chảy thành giọt hoặc tia, dính vào giấy hoặc phân thì có khả năng là bạn đã mắc bệnh trĩ
Đau, khó chịu ở hậu môn: người bị bệnh trĩ thường cảm thấy đau hoặc khó chịu ở hậu môn do các búi trĩ xuất hiện
Sa búi trĩ: búi trĩ hình thành, sưng lên và sa ra ngoài hậu môn theo quá trình phát triển của bệnh
Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Với tâm lý ngại ngùng nên khi bị bệnh trĩ, nhiều người không dám đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh mà để bệnh tự khỏi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh trĩ không thể tự khỏi được mà phải có phương pháp điều trị phù hợp. Việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt chỉ góp phần cải thiện tình trạng bệnh nhưng không thể chữa khỏi được.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà áp dụng biện pháp phù hợp
Một số cách điều trị bệnh trĩ có thể kể đến như:
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ: có thể áp dụng điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian như rau diếp cá, thầu dầu tía, hoa thiên lý...
Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng: khi bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn nặng, tình trạng đau và chảy máu nhiều hơn thì các bạn cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngày nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị bệnh trĩ không còn là bài toán khó. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị bệnh trĩ như thắt trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ, phương pháp Lông, phương pháp khâu triệt mạch THD, các phương pháp cắt trĩ kinh điển như Milligan Morgan, Ferguson, White Head
Bị bệnh trĩ nên làm gì?
Bị bệnh trĩ là điều không ai mong muốn, tuy nhiên với cách sống và sinh hoạt hiện nay thì khả năng mắc bệnh trĩ là rất cao, và tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng tăng.
Khi phát hiện mình có dấu hiệu bị bệnh trĩ, bệnh nhân cần chuẩn bị những biện pháp để ứng phó như:
- Đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi, tránh tình trạng táo bón, tiêu chảy
- Uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình đào thải phân cũng như trao đổi chất
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ...
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
- Không đứng, ngồi lâu một chỗ
Trên đây là những lời khuyên của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà, hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu còn thắc mắc gì các bạn có thể gọi trực tiếp đến số 0365.116.117 hoặc nhấp vào chat với bác sĩ để được giải đáp nhanh nhé!