Trĩ ngoại là một trong ba loại bệnh thuộc bệnh trĩ, có ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu tổng quan về bệnh trĩ ngoại là rất cần thiết, điều trị sớm khi phát hiện nguyên nhân, triệu chứng sẽ hạn chế được những biến chứng của bệnh trĩ ngoại gây ra.
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng điển hình sau đây:
Đau rát hậu môn: Khi đi đại tiện hay vận động mạnh sẽ làm cho búi trĩ của người bệnh bị trồi ra bên ngoài và gây đau rát hậu môn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng bề mặt hậu môn lúc này sẽ bị lở loét và xuất hiện các dấu hiệu rò hậu môn.
Chảy máu: Chảy máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ, người bệnh sẽ phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc máu lẫn trong phân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ chảy nhiều hơn và có thể chảy thành từng tia hoặc từng giọt.
Sa búi trĩ: Mỗi lần đi đại tiện thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện một khối thịt nhỏ trồi ra bên ngoài hậu môn và có thể tự thụt vào khi đi đại tiện. Lâu dần thì khối thịt này càng phát triển sẽ không tự thụt vào mà phải có tác động để đưa được nó trở lại bên trong.
Hậu môn sưng to: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và ẩm ướt ở vùng hậu môn, sau khi đi đại tiện thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy xuất hiện những nếp gấp ở viền hậu môn bị sưng to.
Lời khuyên: Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn – trực tràng rất nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại xuất phát từ những thói quen xấu của người bệnh. Do đó, bất cứ ai trong chúng ta đều có khả năng bị mắc bệnh trĩ nếu như mắc phải một trong những thói quen xấu như sau:
Do thói quen ăn uống không khoa học: Thói quen ăn uống không khoa học, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… ăn ít rau xanh và uống ít nước sẽ dẫn đến táo bón và lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ.
Do tính chất công việc: Những người có công việc phải ngồi nhiều hay đứng quá lâu, thường xuyên làm việc nặng nhọc sẽ gây áp lực lớn lên vùng hậu môn tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành.
Do táo bón: Táo bón là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ ngoại, táo bón khiến cho người bệnh phải ngồi lâu khi đi đại tiện, gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, tình trạng này kéo dài dẫn đến hình thành búi trĩ.
Viêm nhiễm hậu môn: Viêm nhiễm là yếu tố thuận lợi để hình thành bệnh trĩ ngoại, vùng hậu môn mất đi tính đàn hồi, các tĩnh mạch phình ti khi bị viêm nhiễm tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.
Nguyên nhân khác: Bên cạnh đó, bệnh trĩ ngoại còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên như kiết lỵ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, sử dụng nhiều chất kích thích…
Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại
1. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc, thường được chỉ định cho các trường hợp bị trĩ ngoại giai đoạn đầu. Bệnh nhân thường được chỉ định kết hợp thuốc uống và thuốc bôi, thuốc đặt với công dụng tăng độ bền thành tĩnh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm cho bệnh mau lành.
2. Điều trị ngoại khoa
Hiện nay, tại phòng khám đa khoa Thái Hà có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại như điều trị nội khoa, chữa bằng phương pháp PPH. Trong đó, phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng PPH là kỹ thuật hiện đại mang lại hiệu quả cao với ưu điểm vượt trội như:
Bảo vệ tối đa chức năng của hậu môn, tránh những biến chứng nguy hiểm như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ.
Đưa các búi trĩ ở ngoài hậu môn trở về vị trí cũ, không làm tổn thương đến vùng da xung quanh hậu môn, sau khi làm tiểu phẫu thì bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau đớn.
Sử dụng phương pháp PPH để cắt bỏ các búi trĩ sẽ không gây ra vết cắt hở, chảy máu ít, người bệnh sớm phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường.
Phương pháp PPH đồng nghĩa với việc cắt nguồn cũng cấp máu đến búi trĩ và tái tạo mới cấu trúc ống hậu môn nên tỉ lệ bệnh nhân tái phát sẽ rất ít xảy ra. Hơn nữa chi phí chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp này cũng tiết kiệm hơn.
Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại được biết đến là căn bệnh về hậu môn – trực tràng, khi mắc bệnh trĩ ngoại, bên ngoài hậu môn sẽ xuất hiện các búi trĩ gây đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. Do đó để phòng tránh bệnh trĩ ngoại bạn cần phải chú ý một số yếu tố sau:
Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc, nhất là những loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, cam quýt…
Không sử dụng chất kích thích khi đang điều trị bệnh, tránh ăn quá no, không ăn thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn chua khi đang bị đói.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc quần áo ẩm, nhất là phải đi vệ sinh đúng cách, không nên cố rặn khi đi đại tiện và không ngồi quá lâu.
Uống nhiều nước khoảng 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn giảm thiểu tình trạng táo bón. Ngoài ra, các loại nước ép hoa quả, nước ép rau má, nước ép cà rốt… đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ngoại.
Tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi quá lâu và tránh làm việc nặng quá nhiều.
Lời khuyên: Dù áp dụng phòng tránh bệnh trĩ ngoại thì người bệnh cũng không nên chủ quan, vì nếu có dấu hiệu bệnh trĩ ngoại bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách chữa trị bệnh hiệu quả.
Bài viết liên quan:
Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp chuột vào bảng chat bên dưới để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn và giải đáp miễn phí. Hay gọi điện thoại đến số 0365.116.117. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám và điều trị bệnh.