Biểu hiện của bệnh trĩ thường gặp là gì? Cuộc sống ngày càng một phát triển hơn, hiện đại hơn, do đó con người chúng ta ngày càng lười vận động, ngồi lì một chỗ nhiều hơn, đến lúc họ thấy có những biểu hiện bất thường ở vùng hậu môn thì mới phân vân, lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ hay không thì khi đó đã muộn.Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác mình có bị mắc bệnh hay không? Để có thêm sự hiểu biết cũng như những kiến thức để nhận biết hiện tượng bệnh trĩ này, mời các bạn cùng với các bác sĩ phòng khám Thái Hà tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
- Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ nhẹ
Những biểu hiện của bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý thường gặp nhất ở vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, dù ở dạng trĩ nào thì khi mắc bệnh người bệnh đều có những biểu hiện của bệnh trĩ điển hình là đại tiện ra máu và hình thành búi trĩ.
Đại tiện ra máu
(Triệu chứng bệnh trĩ- Ảnh minh họa)
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ, hầu hết những người mắc bệnh trĩ đề có dấu hiệu này. Lượng máu chảy ra tăng dần cũng với sự phát triển của bệnh. Ban đầu, có vài giọt máu lẫn với phân rất kín đáo và nếu bạn không để ý thì rất khó có thể nhận biết được. Bạn cũng có thể phát hiện được máu khi chúng dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Sau này khi bệnh nặng hơn máu có thể chảy thành tia và xuất hiện thường xuyên hơn. Trường hợp nặng, máu không chỉ chảy ra khi đi đại tiện mà khi người bệnh ngồi xổm là máu lại chảy.
Hình thành búi trĩ
( Hiện tượng bệnh trĩ- Ảnh minh họa)
Là biểu hiện của bệnh trĩ phức tạp hơn, tùy vào từng loại trĩ khác nhau mà vị trí hình thành của búi trĩ cũng có sự khác nhau, cụ thể như:
Đối với trĩ nội: búi trĩ hình thành ở bên trong ống hậu môn với kích thước rất nhỏ. Sau đó, kích thước búi trĩ dần dần phát triển và sa ra bên ngoài nhưng vẫn có thể tụt được vào bên trong ống hậu môn. Thời gian sau, búi trĩ lớn hơn sa dần xuống hậu môn mà không thể tụt vào bên trong. Khi bệnh nặng búi trĩ sẽ nằm luôn ở bên ngoài hậu môn.
Trường hợp bạn mắc trĩ ngoại thì búi trĩ sẽ không sa ra bên ngoài giống như trĩ nội mà chúng hình thành luôn ở bên ngoài ống hậu môn, phía dưới đường lược. Búi trĩ dần dần phát triển với kích thước lớn hơn khiến cho các hoạt động đứng lên, ngồi xuống… của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu bạn mắc phải trĩ hỗn hợp thì búi trĩ sẽ phát triển từ trong ra ngoài, liên kết với nhau tạo thành một đoạn dài khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài đại tiện ra máu và hình thành búi trĩ ra thì biểu hiện của bệnh trĩ còn có thể là ngứa ngáy vùng hậu môn, thường có cảm giác ẩm ướt, khó chịu tại hậu môn…
Bệnh trĩ khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn thế nữa, bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thiếu máu trầm trọng, tắc nghẽn búi trĩ, hoại tử búi trĩ…. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người khi phát hiện những dấu hiệu bệnh trĩ kể trên thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh trĩ kịp thời.
Sau khi hiểu rõ được tất cả các biểu hiện của bệnh trĩ thì cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu những biện pháp phòng tránh bệnh để không mắc phải căn bệnh khó nói này cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
- Các loại thuốc đặc trị bệnh trĩ hiệu quả
- Tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe
Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả
Theo các bác sĩ phòng khám Thái Hà thì các cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả hiện nay đó là:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý
- Để phòng bệnh trĩ bạn nên ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ rán có chứa nhiều dầu mỡ và những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga…
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn là một biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Bạn nên chơi những môn thể thao ở mức độ vừa phải như chạy bộ hay bơi lội… Không nên chơi những môn thể thao nặng hay mang vác quá nặng.
(Các cách phòng bệnh trĩ- Ảnh minh họa)
- Đại tiện đúng cách
- Bạn nên tập cho mình thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không nên dùng cố gắng rặn phân khi đi đại tiện và sử dụng giấy mềm để lau chùi sau mỗi lần đi đại tiện…
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ
- Việc đứng, ngồi quá lâu một chỗ có thể khiến cho áp lực trực tràng tăng cao, từ đó là tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do vậy, để không mắc phải căn bệnh khó nói này bạn không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Thay vào đó bạn nên vận động, đi lại thường xuyên để tránh nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.
- Điều trị bệnh trĩ ở đâu uy tín, chất lượng?
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thái Hà về “Biểu hiện của bệnh trĩ và cách phòng bệnh”. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc thì hãy đến 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội hoặc gọi đến số 0365.116.117để được các chuyên gia chữa trị bệnh trĩ giải đáp chi tiết hơn.