• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại

Phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại
Điểm trung bình: 9.4 / 10 ( 5 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta. Ông cha ta có câu: "Thập nhân, cửu trĩ", tức là cứ 10 người thì 9 người bị trĩ, cho thấy mức độ phổ biến của bệnh này. Tuy nhiên nhiều người vẫn âm thầm chịu đựng căn bệnh "khó nói" này mà không biết được những biến chứng khôn lường của căn bệnh này. Bệnh trĩ có 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại trĩ hỗn hợp nhưng trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng phổ biến nhất. Vậy trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? Và cái nào nguy hiểm hơn? Hãy cùng các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh hình thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho người bệnh.

Bệnh trĩ có 3 loại là trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp nhưng phổ biến nhất vẫn là trĩ nội và trĩ ngoại. Cả hai loại trĩ này đều xảy ra ở hậu môn, tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác nhau dẫn đến việc điều trị cho từng loại cũng khác nhau.

Trong đường ruột, lớp niêm mạc của ống hậu môn được chia thành 2 phần dọc theo chiều dài của nó bởi đường lược. Khi các tĩnh mạch bị áp lực quá lớn sẽ bị căng phồng lên. Lâu dần nó suy yếu chức năng đàn hồi và tạo thành búi trĩ, hình thành nên bệnh trĩ.

Phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại

Phân biệt trĩ nội với trĩ ngoại

1.Trĩ nội

Đặc điểm của bệnh trĩ nội:

- Vị trí hình thành búi trĩ: búi trĩ được hình thành ở phía trên đường lược, bên trong ống hậu môn

- Bề mặt trĩ là lớp niêm mạc ống hậu môn

- Tại vị trí hình thành trĩ nội thường không có dây thần kinh cảm giác

Các cấp độ của bệnh trĩ nội:

Trĩ nội thường được chia thành 4 cấp độ khác nhau gồm:

Trĩ nội cấp độ 1: Biểu hiện chủ yếu là đại tiện ra máu tươi. Lúc này, búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở bên trong ống hậu môn với kích thước rất nhỏ.

Trĩ nội cấp độ 2: Khi đi đại tiện, búi trĩ bắt đầu sa ra bên ngoài nhưng sau đó búi trĩ có thể tự co lên được.

Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn nhưng khó có thể co lên được. Lúc này người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ mới co được vào bên trong hậu môn.

Trĩ nội cấp độ 4: Bũi trĩ thường xuyên nằm ở bên ngoài hậu môn không thể tụt lại vào bên trong ngay cả khi người bệnh dùng tay để đẩy. Ở cấp độ này nếu người bệnh không kịp thời chữa trị thì có thể dẫn đến hoại tử, nghẹt búi trĩ.

​Các triệu chứng của trĩ nội:

Đại tiện ra máu: triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ nội là tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện. Ban đầu lượng máu ít, chảy nhỏ giọt nên người bệnh không thấy cảm giác đau đớn hay khó chịu gì. Nhưng khi lượng máu quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến cho người bệnh bị choáng váng, mệt mỏi.

Đau hậu môn: người bệnh sẽ có cảm giác cộm, khó chịu tại hậu môn. Ở mức độ nhẹ thì sẽ không thấy đau nhưng khi bệnh nặng hơn thì sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.

Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo của trĩ nội. Khi đi đại tiện búi trĩ sẽ sa xuống khỏi hậu môn và có thể tự thụt vào.

2. Bệnh trĩ ngoại

Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại:

- Vị trí hình thành của búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược

- Bề mặt búi trĩ là lớp tế bào biểu mô lát tầng

- Tại vị trí hình thành búi trĩ ngoại thường có dây thần kinh cảm giác

- Người mắc bệnh trĩ ngoại khi đi đại tiện thường chảy rất ít máu

Các dạng của trĩ ngoại:

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại không phân theo các cấp độ khác nhau mà bệnh được chia thành 4 dạng như sau:

Trĩ ngoại do mô liên kết: Biểu hiện ban đầu là các nếp gấp viền hậu môn bị sưng to, ở giữa có phân và chất bài tiết tích tụ lại. Bề mặt lớp da hậu môn bị trầy xước và có màu đỏ sẫm. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị co thắt cơ vòng hậu môn .

Trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng giãn: Xung quanh hậu môn có các đám rối tĩnh mạch nhô lên và bề mặt ngoài búi trĩ được bao phủ bởi một lớp da mỏng, phía dưới lớp da là các đám rối tĩnh mạch rất lớn.

Trĩ ngoại do tụ máu: Búi trĩ có màu sẫm hoặc tím, người bệnh có cảm giác đau và xuất hiện những cục máu đông. Tuy nhiên, các cục máu này có thể tự mất đi sau 2 – 3 giờ kể từ khi xuất hiện. Ngoài ra, búi trĩ ngoại còn bị mưng mủ, lở loét và dễ bị nứt kẽ hậu môn.

Trĩ ngoại do viêm nhiễm hậu môn: Người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn, nhất là sau khi người bệnh đi đại tiện hoặc khi hoạt động mạnh. Khi quan sát kỹ thì bạn có thể thấy viền hậu môn bị sưng to, xung huyết và có dịch nhầy kèm theo.

Các triệu chứng của trĩ ngoại:

Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại. Hiện tượng này là do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện

Nứt kẽ hậu môn: các cụ máu đông xuất hiện ở gần hậu môn sưng phồng lên gây nứt kẽ hậu môn

Trĩ sa ra ngoài: càng để lâu thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn gây khó chịu và chảy máu kéo dài

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra. Cả hai loại bệnh này đều có những mức độ từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh

Nhiều người cho rằng bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm hơn bởi trĩ nội hình thành và phát triển bên trong hậu môn nên rất khó để phát hiện và điều trị kịp thời, thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Còn trĩ ngoại xuất hiện ở ngoài hậu môn nên có thể phát hiện sớm và điều trị khi bệnh còn nhẹ

Cách chữa bệnh trĩ nội cũng khác bệnh trĩ ngoại. Khi đến giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội thì phải thực hiện phẫu thuật để cắt búi trĩ còn trĩ ngoại thì có thể điều trị bằng thuốc bên ngoài

Trên đây chỉ là ý kiến ở một khía cạnh nào đó. Vì cả hai loại này đều nguy hiểm. Trĩ nội với trĩ ngoại không có loại nào nặng hơn hay nhẹ hơn. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh đã phát triển đến giai đoạn nào và người bệnh có đi điều trị kịp thời không. Bởi cả hai loại này đều gây ra những ảnh hưởng sau:

- Làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân: Khi bị trĩ, người bệnh sẽ luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn khiến họ không thể tập trung vào công việc và sinh hoạt hàng ngày.

- Gây thiếu máu: nếu tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài với lượng lớn sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, gây cảm giác choáng váng, khó chịu

- Hậu môn bị viêm nhiễm: dịch nhầy do các búi trĩ tiết ra sẽ làm cho hậu môn luôn ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển gây ra viêm nhiễm

- Dẫn đến ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, nếu không được chữa trị sớm thì hậu môn bị viêm sẽ làm cho các tế bào ung thư có cơ hội hình thành và phát triển

Như vậy không thể khẳng định là trĩ nội hay trĩ ngoại nặng hơn.Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu để giảm thiểu những nguy hiểm mà bệnh trĩ mang lại

Bệnh trĩ dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Các bài viết quan tâm:

Phòng khám đa khoa Thái Hà là một trong những địa chữa bệnh trĩ có uy tín và chất lượng. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ thì có thể đến phòng khám Thái Hà tại 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội hoặc gọi đến số 0365.116.117để được các chuyên gia chữa trị bệnh trĩ tư vấn chi tiết hơn.

BẢN ĐỒ

Đường đi tới phòng khám Thái Hà

x
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám