Bệnh trĩ bao gồm có 3 loại phổ biến: trĩ nội,trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.Đây đang là căn bệnh mang nhiều nỗi ám ảnh với rất nhiều người bởi nó gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như công việc, đặc biệt là bệnh rất khó điều trị triệt để. Sở dĩ việc chữa trị trở nên khó khăn là do người bệnh luôn có tâm lý e ngại, xấu hổ không muốn đi thăm khám và chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nặng.Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc tổng quan về bệnh trĩ để giúp người những người bệnh hiểu hơn về căn bệnh hậu môn – trực tràng này.
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Ngày nay do tính chất công việc của nhiều ngành nghề ít vận động và chế độ ăn uống ít chất xơ đã khiến cho tỉ lệ những người có khả năng bị bệnh trĩ rất cao, bất kể giới tính, độ tuổi. Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống vì vậy cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh trĩ qua những dấu hiệu như sau:
Đi ngoài ra máu: Ban đầu thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện, thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc phân. Sau này, khi bệnh chuyển biến xấu sẽ thấy máu chảy thành từng giọt hoặc có thể thành từng tia. Thậm chí khi bệnh nặng hơn nữa mỗi khi đi đại tiện hay đi lại nhiều cũng thấy chảy máu.
Hậu môn đau rát: Người bệnh khi bị trĩ sẽ cảm thấy khu vực hậu môn của mình khi đi đại tiện bị đau rát khó chịu, cảm giác đau đớn có thể kéo dài trong khoảng vài giờ. Đặc biệt, khi bệnh nhân không may bị táo bón hoặc tiêu chảy thì sự đau đớn ở hậu môn sẽ càng tăng cao.
Sa búi trĩ: Đối với trĩ nội thời gian đầu thì bệnh nhân sẽ cảm thấy búi trĩ “thập thò” ở ống hậu môn mỗi khi đi đại tiện, sau đó nó sẽ tự co vào bên trong. Sau một thời gian bệnh nặng thì những búi trĩ lớn dần và phải dùng tay đẩy búi trĩ vào bên trong vì nó không thể co vào trong ống hậu môn.
Ngoài ra, bệnh trĩ còn có một số triệu chứng khác như đau tức xung quanh vùng hậu môn, ngứa ngáy ở hậu môn, vùng hậu môn ẩm ướt…
Chú ý: Bệnh trĩ nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị không quá khó khăn, chỉ cần áp dụng một vài phương pháp chữa dân gian cùng với việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho khoa học thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Trong trường hợp người bệnh chủ quan, không chú ý tới tình trạng bệnh hoặc áp dụng cách chữa bệnh sai cách thì sẽ khiến bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm lúc đó cần phải sự can thiệp của những bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng mắc bệnh trĩ nếu rơi vào một trong những đối tượng dưới đây:
Do thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen thường xuyên ăn quá nhiều đạm, protein, uống nhiều bia, rượu… nhưng lại thiếu chất xơ, uống ít nước…sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Do táo bón: Khi bị táo bón trong thời gian dài, người bệnh phải dùng rất nhiều lực rặn “tống” phân ra bên ngoài, điều này vô tình khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn chịu áp lực lớn, lâu ngày gây ra bệnh trĩ.
Do thói quen đi đại tiện: Nhịn đi đại tiện, đi đại tiện quá lâu, vừa đi đại tiện vừa đọc báo hoặc xem phim cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ.
Do đứng hoặc ngồi quá lâu: Đứng hoặc ngồi quá lâu khiến khí huyết lưu thông kém, hoạt động kém, gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Lâu dần có thể khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, giảm chức năng co giãn của hậu môn, dễ hình thành các búi trĩ.
Do uống ít nước: Bạn cần cung cấp 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái tốt cho cơ thể. Cơ thể khi bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi đó đường ruột co bóp kém khiến phân ở trong ruột lâu, phân khô, to và cứng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón và lâu ngày gây ra bệnh trĩ.
Do quan hệ qua đường hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến bệnh trĩ. Khi hậu môn không có chức năng tiết chất nhờn sẽ khiến các tĩnh mạch dãn quá mức, gây đau đớn, búi trĩ hình thành. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới và những người đồng tính.
Những người béo phì: Những người béo phì rất dễ mắc bệnh trĩ, bởi trọng lượng cơ thể lớn, ăn uống nhiều dẫn đến hệ tiêu hóa kém, thường mắc táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
Phương pháp chữa trị bệnh trĩ
Để điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả cao thì phòng khám đa khoa Thái Hà hiện đang áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của từng bệnh nhân. Cụ thể:
1. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc
Khi bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thì sẽ được sử dụng thuốc kháng viêm để các triệu chứng bệnh tan biến dần, thuốc có tác dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, tiêu sưng và ngăn ngừa được hiện tượng táo bón. Chính vì vậy, thuốc chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu và bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định.
2. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp hỗ trợ
Đây là cách chữa bệnh trĩ nội sử dụng các cách như chích xơ, làm co thắt các mạch búi trĩ, giảm hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, có thể dùng cách thắt vòng cao su vào các búi trĩ để nó bám chặt vào thành hậu môn, làm cho các búi trĩ tự rụng sau một thời gian. Phương pháp này làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ tại một thời điểm, làm cho nó đông cứng và rơi xuống.
3. Chữa bệnh trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp phẫu thuật chữa bệnh trĩ hiệu quả, không cần dùng tới dao kéo, do đó mà được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn, kỹ thuật này khắc phục được mọi nhược điểm của các phương pháp truyền thống trước và gây đau, chảy máu, dễ tổn thương bộ phận xung quanh, dễ tái phát.
Cách điều trị bệnh trĩ bằng điện cao tần HCPT thực hiện theo quy trình dựa trên nguyên lý hoạt động của các ion mang điện tích. Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nhiệt nội sinh, nhiệt độ sinh ra do quá trình trao đổi ion mang điện tích ngay ở trong tế bào. Cách điều trị bằng điện cao tần HCPT này sẽ khiến cho các búi trĩ tự teo và tự rụng mà không cần dùng dao cắt búi trĩ nên đảm bảo an toàn, không gây đau đớn, không chảy máu, hạn chế tối đa mọi biến chứng trong quá trình làm thủ thuật.
Nguyên lý chữa bệnh trĩ bằng dòng điện cao tần HCPT gồm các yếu tố như:
Phương pháp này xác định chính xác vị trí của búi trĩ, không gây chảy máu, phục hồi nhanh.
Phương pháp kiểm soát được dòng trường điện, kiểm soát được lượng nhiệt sinh ra, nhanh chóng xử lý vùng bị bệnh, không gây tổn thương cho các vùng khác trong cơ thể
An toàn, hiệu quả không ảnh hưởng đến bộ phận xung quanh, quá trình điều trị chỉ mất khoảng 20 – 30 phút.
Lời khuyên: Bệnh trĩ tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, khi người bệnh có những dấu hiệu của bệnh thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời và mang lại kết quả cao.
Cách phòng tránh bệnh trĩ
Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà dành một số lời khuyên đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ như sau:
Để phòng tránh bệnh trĩ thì bệnh nhân nên dành cho mình chế độ ăn uống thích hợp như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế uống bia rượu hay sử dụng các chất kích kích, những đồ ăn cay nóng…
Thường xuyên tập cho mình thói quen luyện tập thể dục thể thao hợp lý, không nên mang các nặng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định và không nên nhịn đi đại tiện.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ ẩm ướt, nhất là phải đi vệ sinh đúng cách, không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
Nước là một trong những nguyên tố không thể thiếu cho hoạt động trong cơ thể, trong đó có quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nước còn giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Chính vì vậy, mỗi ngày nên cung cấp từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai thì thường xuyên đi lại vận động ở mức độ phù hợp để tăng lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hông, vùng đùi.
Bài viết liên quan:
Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp chuột vào bảng chat bên dưới để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn và giải đáp miễn phí. Hay gọi điện thoại đến số 0365.116.117. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám và điều trị bệnh.