• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả

Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả
Điểm trung bình: 9.6 / 10 ( 5 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn phổ biến gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Làm thế nào để chữa bệnh trĩ là thắc mắc hàng đầu của tất cả người bệnh. Bởi cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy, đau đớn ở khu vực hậu môn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhưng cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch khu vực hậu môn – trực tràng. Ở trạng thái bình thường, các mô xung quanh hậu môn có chức năng kiểm soát phân thải ra ngoài. Nếu các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, chủ yếu thường gặp ở phụ nữ mang thai, người già, người làm việc văn phòng, nhân viên bàn giấy, lái xe, thợ may. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng trẻ hóa dần, gia tăng từ 35 – 50%, chủ yếu là lớp tri thức.

Phân loại bệnh trĩ

Tùy vào vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được phân chia thành 3 loại chính sau:

Trĩ nội: Là hiện tượng búi trĩ mọc ở trong hậu môn. Ban đầu búi trĩ nằm ở trong hậu môn, khi phát triển quá mức sẽ sa xuống và nằm hẳn ra ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại: Là hiện tượng búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn có thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

Trĩ hỗn hợp: Bệnh trĩ có sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Các nhà khoa học chưa xác định nguyên nhân rõ ràng hình thành nên bệnh trĩ, nhưng có thể đưa ra một số yếu tố sau là điều kiện thuận lợi gây ra bệnh trĩ:

☑️ Những bệnh nhân mắc phải hội chứng lỵ thường phải đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần vệ sinh phải rặn nhiều lần làm tăng áp lực ổ bụng.

☑️ Táo bón kinh niên bệnh nhân mỗi đi vệ sinh rặn nhiều, việc rặn nhiều sẽ làm áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, các tĩnh mạch hậu môn bị căng phồng lên hình thành nên các búi trĩ. Các búi trĩ dần phát triển, ở mức độ nặng sẽ sa hẳn ra bên ngoài.

☑️ Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh, chế độ sinh hoạt không hợp lý… khiến bệnh trĩ hình thành.

☑️ Các khối u ở hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh như u vùng tiểu khung, ung thư trực tràng, do mang thai nhiều tháng… khi phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu khiến các đám rối tĩnh mạch sưng phồng lên, gây ra búi trĩ.

☑️ Bệnh trĩ cũng thường gặp ở những người bị viêm phế quản mãn tính, mắc các bệnh ở phổi, giãn phế quản, những người đứng, ngồi nhiều, những người lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thừa cân, béo phì… Nguyên nhân là do khi mắc phải các bệnh lý này, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép, cản trở quá trình máu lưu thông đến cơ thể, gây ra trĩ.

☑️ Ngoài ra, bệnh trĩ cũng hình thành do việc ăn ít chất xơ, lười tập thể dục, thường xuyên sử dụng bia, rượu và các chất kích thích, nhịn đại tiện, đi đại tiện lâu, nghe nhạc, đọc báo, chơi game trong thời gian đi đại tiện…

Biểu hiện của bệnh trĩ

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ thường bao gồm:

☑️ Đại tiện ra máu

Đây là triệu chứng phổ biến và sớm khi mắc phải bệnh trĩ. Ban đầu, lượng máu chảy ra khá kín đáo, bệnh nhân chỉ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc ở phân, máu ở giai đoạn nhẹ thường ra ít. Càng về sau, lượng máu chảy ra khi bệnh nhân rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện, máu thường chảy thành giọt hoặc thành tia. Trong một số trường hợp, chỉ cần bệnh nhân ngồi xổm hoặc khuân vác nặng thì máu cũng chảy. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra, đọng lại ở trong lòng trực tràng.

☑️ Sa búi trĩ

Tùy vào từng trường hợp, búi trĩ sẽ sa với các mức độ khác nhau. Đối với bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, lúc đầu búi trĩ sẽ có hình dạng như một khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó tự thụt vào trong được. Về sau, bệnh ở mức độ nặng, búi trĩ to ra dần và không thể tự thụt vào mà phải dùng tay nhét vào. Sau nữa, búi trĩ có dùng tay cũng không thể nhét vào được nữa và nằm ngoài ở hậu môn.

Bệnh trĩ ở mức độ 1, 2 đã gây ra nhiều khó chịu đối với bệnh nhân. Trường hợp bệnh trĩ ở mức độ 3, 4, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, bất tiện mỗi khi đại tiện, hay đơn giản hơn là chỉ cần làm việc nặng nhọc, ngồi nhiều.

☑️ Khó chịu tại hậu môn

Khu vực hậu môn có cảm giác đau nhức, vướng víu do sự xuất hiện của búi trĩ. Búi trĩ bị đau khi bị sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn, tắc mạch.

Do hậu quả của quá trình viêm, hậu môn tiết dịch ẩm ướt khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, dịch tiết ra quá nhiều có thể ướt cả quần lót. Nếu bệnh nhân dùng tay gãi mạnh do ngứa thì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các biểu hiện như xuất hiện apxe hậu môn, rò hoặc nứt hậu môn, viêm trực tràng, ung thư trực tràng, viêm da quanh hậu môn… gây đau đớn.

Bệnh trĩ là bệnh lý có thể không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu chủ quan kéo dài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao gặp phải một số tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, sức khỏe. Do đó, bệnh nhân khi nhận thấy mình có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ thì nên nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là bệnh có nhiều mức độ khác nhau, cách chữa bệnh trĩ như thế nào cũng phụ thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Sau khi thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc truyền miệng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bởi sẽ dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Hiện tại, các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả thường bao gồm:

☑️ Chữa bệnh trĩ bằng điều trị nội khoa

Với bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, khi mới có biểu hiện có thể sử dụng thuốc điều trị ở dạng uống, dạng bôi hoặc xịt do bác sĩ kê đơn. Thuốc điều trị bệnh trĩ chủ yếu có tác dụng tiêu viêm, làm giảm các triệu chứng sưng đau, khó chịu, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ thường áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ và thuốc chỉ có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị triệt để. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý chữa trị hoặc sử dụng các bài thuốc chưa có khoa học để chữa bệnh bởi sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

☑️ Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật

Một số thủ thuật ngoại khoa sau cũng được áp dụng để điều trị bệnh trĩ nhưng cần tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh:

Phương pháp chích xơ búi trĩ

Đây thủ thuật dành cho trường hợp mắc bệnh trĩ độ 1 và độ 2. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc có tác dụng ngăn cản máu nuôi dưỡng đến búi trĩ, làm búi trĩ teo lại và ngăn không cho búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Thuốc sẽ được tiêm vào các tĩnh mạch dưới và niêm mạc của các búi trĩ.

Sau một thời gian, búi trĩ sẽ dần teo lại, các triệu chứng khó chịu như chảy máu và sa búi trĩ có thể thuyên giảm.

Bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật này vài lần tùy vào chỉ định của bác sĩ. Một số tác dụng phụ của phương pháp chữa bệnh trĩ này là đau nhức, viêm loét khu vực tiêm, chảy máu nhiều, sốt.

Thắt trĩ bằng vòng cao su

Thắt trĩ bằng vòng cao su là phương pháp chữa bệnh trĩ dành cho trường hợp có các búi trĩ riêng lẻ, tách biệt với nhau. Thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc hai vòng cao su tạo một nút thắt vào búi trĩ để cắt đứt đường lưu thông máu đến búi trĩ. Sau khi thắt búi trĩ, các búi trĩ sẽ dần teo lại và tự rụng đi khoảng 7 – 10 ngày.

Phương pháp này không được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nội ở cấp độ nặng hoặc các trường hợp mắc trĩ ngoại. Ngoài ra, cũng không áp dụng cho những người mắc các bệnh lý về tim mạch, máu, hô hấp.

Bệnh nhân sau khi thực hiện thắt trĩ bằng vòng cao su có thể bị đau vài ngày, chảy máu nhưng lượng máu không nhiều. Thời gian thực hiện nhanh chóng, bệnh nhân không phải nằm viện.

Kỹ thuật laser

Kỹ thuật chữa trĩ bằng laser là phương pháp sử dụng các chùm tia laser CO2 tác động trực tiếp vào búi trĩ có tác dụng loại bỏ chúng. Được đánh giá là hiệu quả, an toàn, giảm thiểu chảy máu, tránh được một số rủi ro như ướt hậu môn, chít hẹp hậu môn, đi tiểu mất tự chủ. Tuy nhiên, dễ gây đau đớn, để lại sẹo sau khi điều trị. Nếu không chú ý chăm sóc, búi trĩ có thể mọc lại, dễ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Phương pháp quang đông hồng ngoại

Thường được áp dụng cho trường hợp mắc bệnh trĩ nội độ 1 và 2, sử dụng tia hồng ngoại xuyên thấu làm đông các mô giúp loại bỏ búi trĩ hiệu quả.

Hầu hết các thủ thuật chữa bệnh trĩ đều dễ gây chảy máu, đau đớn, khó điều trị bệnh triệt để, dễ gây viêm nhiễm, biến chứng và cần phải điều trị lại nhiều lần. Tốt, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

☑️ Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ

Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, dễ gây biến chứng thì cần tiến hành phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh nhân. Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp cắt trĩ tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Phương pháp Longo

Đối tượng thích hợp áp dụng phương pháp này là người mắc bệnh trĩ nội độ 2 hoặc mắc trĩ vòng. Các bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng để cắt niêm mạc trĩ giúp thu nhỏ búi trĩ. Thời gian thực hiện phương pháp này diễn ra nhanh chóng, chỉ từ 15 – 20 phút, ít để lại biến chứng, thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân không phải nằm viện. Tuy nhiên, phương pháp này có giá cao hơn so với các phương pháp chữa bệnh trĩ khác.

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT là một trong các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Nguyên tắc của phương pháp này là dùng sóng điện cao tần làm đông các mạch máu, điều trị hiệu quả khu vực tổn thương, điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Phương pháp HCPT điều trị bệnh trĩ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị bệnh trĩ truyền thống như:

Tỷ lệ thành công, an toàn cao.

Không gây đau đớn, không gây biến chứng, không ảnh hưởng tới các khu vực khác.

Điều trị triệt để bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thời gian hồi phục nhanh chóng, vết thương nhanh lành.

Lưu ý: Để mang lại hiệu quả điều trị cao trong điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về các phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả mà bệnh nhân có thể tham khảo. Khi nhận thấy các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ thì bệnh nhân nên đi thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể đến phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để khám chữa bệnh và được các bác sĩ tư vấn. Phòng khám đa khoa Thái Hà là một trong những phòng khám uy tín được nhiều người tin tưởng. Khi đến khám chữa bệnh tại đây bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như sự minh bạch về chi phí. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 0365 116 117 hoặc nhấn vào chat với bác sĩ để được giải đáp nhanh nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?

Chữa bệnh trĩ ở đâu? Top 5 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt tại Hà Nội

BẢN ĐỒ

Đường đi tới phòng khám Thái Hà

x
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám