Trĩ là bệnh lý thường gặp nhất trong số những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh được chia thành 3 loại khác nhau là trĩ nội, trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp. Đối với mỗi loại trĩ khác nhau sẽ có những đặc điểm, tính chất cũng như cách điều trị khác nhau. Việc so sánh trĩ hỗn hợp- trĩ ngoại- trĩ nội sẽ giúp ích cho bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
Sự khác nhau của trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
Trước tiên, bệnh trĩ là sự phình to của các tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ dẫn đến hình thành các búi trĩ. Đây là một bệnh lý không loại trừ ai, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ em. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất vẫn là dân văn phòng, công nhân may mặc, tài xế lái xe, phụ nữ có thai…
Như đã đề cập ở trên, bệnh trĩ được phân thành 3 loại khác nhau, tất cả các loại trĩ này đều gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Để có thể phân biệt được các dạng trĩ này thì trước hết bạn cần nắm rõ những đặc điểm của các 3 dạng này.
Trĩ nội
- Vị trí hình thành: Đối với trĩ nội thì búi trĩ hình thành ở bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược.
- Bề mặt búi trĩ: Là lớp niêm mạc ống hậu môn, không có chứa dây thần kinh.
- Các triệu chứng của trĩ nội: Người mắc bệnh trĩ nội thường có triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện, ngứa ngáy ở hậu môn và sa búi trĩ. Riêng với triệu chứng sa búi trĩ được chia thành 4 cấp độ khác nhau, từ trĩ nội độ 1 cho đến trĩ nội độ 4.
- Trĩ nội gồm 4 cấp độ khác nhau:
Trĩ nội độ 1: Búi trĩ bắt đầu hình thành ở bên trong ống hậu môn với kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu.
Trĩ nội độ 2: Búi trĩ phát triển và bắt đầu sa ra bên ngoài nhưng vẫn có thể tự co lại được vào bên trong ống hậu môn.
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn nhưng không thể tự co lên được mà phải dùng tay ấn hoặc đẩy búi trĩ mới co lên được.
Trĩ nội độ 4: Búi trĩ luôn thường trực ở bên ngoài hậu môn, ngay cả khi người bệnh dùng tay đẩy thì búi trĩ cũng khó có thể thụt vào bên trong hậu môn.
Trĩ ngoại
Vị trí hình thành trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược, phía ngoài rìa hậu môn.
Bề mặt trĩ ngoại: Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng và có chứa các dây thần kinh cảm giác
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại: Người mắc bệnh trĩ ngoại thường có các triệu chứng ngứa ngáy hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện nhưng máu chảy ra thường không nhiều, búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn nên người bệnh có thể sờ hay nhìn thấy được.
Khác với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại lại được chia thành 4 loại là: trĩ ngoại do viêm nhiễm, trĩ ngoại do phình tĩnh mạch, trĩ ngoại do thuyên tắc mạch máu, trĩ ngoại do tổ chức liên kết.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là dạng trĩ kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cùng một lúc cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại. Khi búi trĩ nội ở bên trong ống hậu môn phát triển sa ra bên ngoài sẽ liên kết với búi trĩ ngoại ở ngoài rìa hậu môn tạo thành một khối trĩ dài và lớn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đặc điểm của dạng trĩ này là chùm tĩnh mạch ở cửa hậu môn và trực tràng bị giãn ra nhưng lại bị gấp khúc, tạo thành một khối trĩ lớn kéo dài suốt từ bên trên đường lược cho đến phía dưới đường lược. Do có sự kết hợp của cả hai dạng trĩ nên bệnh trĩ hỗn hợp thường có tính chất phức tạp và độ nguy hiểm lớn hơn so với trĩ nội và trĩ ngoại.
Bài viết quan tâm:
Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thái Hà vừa cung cấp trên đây có thể giúp bạn đọc phân biệt được trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Nếu bạn đọc còn có băn khoăn hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thì hãy liên hệ đến số 0365.116.117để được các chuyên gia tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.