• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em.

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Điểm trung bình: 8.3 / 10 ( 3 lượt đánh giá )

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do trẻ con là đối tượng chưa biết tự bảo vệ mình nên các bậc phụ huynh cần phải chú ý, tìm hiểu các kiến thức về bệnh để có thể bảo vệ cho con em mình. Để có hiểu rõ về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, mời bạn đọc theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng các nếp gấp ở hậu môn xuất hiện một vết nứt nhỏ gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Đây là một bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Trẻ em có thể mắc bệnh nứt kẽ hậu môn do những nguyên nhân chính sau:

Do táo bón: Chứng táo bón khiến phân khô cứng, khó di chuyển trong đường ruột gây đau rát, khó chịu cho trẻ mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn.

Do thói quen sinh hoạt: Trẻ ngồi quá lâu hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện sẽ khiến cho máu bị dồn ứ ở trực tràng và khi phải chịu một áp lực quá lớn thì có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

Cha mẹ không giữ gìn vệ sinh hậu môn cho trẻ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm, lở loét và nứt kẽ hậu môn.

Cơ vòng hậu môn bị căng ra quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn do cha mẹ dùng giấy cứng để lau chùi hậu môn của trẻ hoặc do trẻ mắc phải một số bệnh lý như viêm trực tràng, đại tràng…

Dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ qua những dấu hiệu điển hình sau:

Trẻ khóc khi đi đại tiện: Do phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài nên trẻ thường hay khóc mỗi khi đi đại tiện.

Đại tiện ra máu: Phụ huynh có thể phát hiện máu dính trên phân, trên giấy lau chùi hậu môn hoặc trong tã.

Xuất hiện vết nứt ở hậu môn: Phụ huynh có thể thấy nết nứt nhỏ ở vùng hậu môn của trẻ. Tìm trạng này kéo dài có thể gây rách hậu môn ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ em khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường có biểu hiện đau đớn, quấy khóc, nhất là khi đi đại tiện…

Làm gì khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn?

Nếu bạn phát hiện bé nhà mình có những biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và chỉ ra phương pháp điều trị phù hợp.

Do trẻ nhỏ chưa nhận thức được vấn đề nên phụ huynh có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ cần phải điều trị cho trẻ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được cho trẻ ngưng hay sử dụng thuốc bừa bãi để tránh những bệnh tình diễn ra trầm trọng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để trẻ mau khỏi bệnh:

Cho trẻ ăn nhiều hoa quả, uống nước đầy đủ

Phụ huynh cũng có thể bổ sung thêm bột ngũ cốc vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Giữ hậu môn cho trẻ thật sạch sẽ, lau chùi nhẹ nhàng vùng hậu môn. Phụ huynh nên vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm để giảm đau.

Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ để phòng tránh táo bón cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Trĩ Thái Hà về bệnh "Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em". Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

BẢN ĐỒ

Đường đi tới phòng khám Thái Hà

x
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám