Đại tiện ra máu là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy hiểm, hiện tượng đi đại tiện ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy đại tiện ra máu là dấu hiệu bị bệnh gì? Cách chữa đi đại tiện ra máu như thế nào? Trong bài viết chia sẻ dưới đây, các bác sĩ chuyên gia hậu môn – trực tràng của phòng khám đa khoa thái hà sẽ chia sẻ cho các bạn.
Đại tiện ra máu là gì?
Đại tiện ra máu là hiện tượng đi ngoài có máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, máu có màu đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc có thể là thâm đen.
Theo như các chuyên gia thì đi đại tiện ra máu không phải là bệnh lí mà là triệu chứng ban đầu của các bệnh lí có liên quan đến hậu môn trực tràng.Đại tiện ra máu có thể không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân gây đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến như:
Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là bệnh mãn tính phổ biến hàng đầu trong nhóm bệnh hậu môn, được gây ra bởi sự phình giãn quá mức trong hệ thống tĩnh mạch trĩ. Biểu hiện sớm của giai đoạn phát triển bệnh là hiện tượng đại tiện ra máu.
Polyp hậu môn: Polyp hậu môn là căn bệnh xuất phát từ sự tăng sinh niêm mạc trực tràng, tạo nên các khối u mềm bằng hạt đậu, có cuống hoặc không có cuống phát triển vào lòng ống trực tràng gây chảy máu khi đi đại tiện.
Nứt hậu môn: Nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện ở người táo bón lâu ngày, phân to, thô và cứng khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh, đẩy phân ra ngoài. Điều này đã gây nên các vết nứt, rách và chảy máu ở hậu môn, khiến người bệnh chảy máu nhiều ngay cả khi không đi đại tiện.
Polyp trực tràng: Khi mắc bệnh polyp hậu môn thì người bệnh có dấu hiệu như đại tiện ra máu tươi, máu nhỏ thành từng giọt. Trong trường hợp khối polyp to và gần ống hậu môn thì có thể bị sa ra ngoài.
Ung thư trực tràng: Bệnh xảy ra ở đối tượng trung niên hoặc người cao tuổi với triệu chứng điển hình như liên tục đi đại tiện, đi đại tiện ra máu, cơ thể mệt mỏi, sụt cân...
Ngoài ra, viêm đại tràng, kiết lỵ, đại tràng, trực tràng… cũng có thể kể đến là nguyên nhân đi đại tiện ra máu. Cách xác định chính xác nhất là thăm khám và nội soi hậu môn – trực tràng.
Biểu hiện của đại tiện ra máu
Các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho biết, để có thể phát hiện đi đại tiện ra máu dễ dàng thì bệnh nhân có thể dựa vào những dấu hiệu như sau:
Chảy máu hậu môn: Bệnh nhân khi bị chảy máu hậu môn trước hoặc sau khi đi đại tiện thì biểu hiện là máu dính trên giấy vệ sinh, máu trong phân…
Hậu môn bị đau rát: Bên cạnh phản ứng đau bụng dưới khi muốn đi đại tiện thì bệnh nhân còn bị đau nhức hậu môn trước khi đi đại tiện, khi đi vệ sinh hoặc hậu môn bị đau kéo dài.
Đại tiện khó: Tình trạng táo bón dễ nhận biết nhất là đi đại tiện phân khô, đau bụng, đau hậu môn. Bệnh nhân đi đại tiện khó khăn, đi ít, mỗi lần đi phải dùng sức rặn mạnh khiến hậu môn bị ảnh hưởng nhất định.
Lời khuyên: Người bệnh khi thấy dấu hiệu của đại tiện ra máu thì cần đi thăm khám sớm để được chuẩn đoán và điều trị sớm.
Cách chữa đi đại tiện ra máu
Để có cách chữa đi ngoài ra máu cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy các bạn cần chủ động đi khám để được các bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương án điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh để làm giảm các triệu chứng :
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện và thấm khô bằng giấy mềm. Sử dụng quần lót khô thoáng và hạn chế ngồi lâu để giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.
- Đi thăm khám: Ngay khi phát hiện dấu hiệu đại tiện ra máu thì bạn nên tìm đến địa chỉ y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được nội soi hậu môn, chuẩn đoán đi đại tiện ra máu là bị gì và chăm sóc y tế phù hợp.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt: Bệnh nhân nên biết chảy máu hậu môn nên ăn gì, kiêng gì và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
- Hỗ trợ cầm máu: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cầm máu khi đi ngoài ra máu, mẹo giảm đau rát hậu môn, đại tiện đúng cách tránh tổn thương hậu môn.
- Ngoài ra, bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để an tâm điều trị hiệu quả và được hướng dẫn chi tiết về cách điều trị chứng đi ngoài ra máu.
Cách phòng tránh đi cầu ra máu
Để phòng tránh đi cầu ra máu đạt được hiệu quả, các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà gợi ý cho bạn một số lưu ý sau đây:
- Uống nhiều nước hàng ngày, bên cạnh đó uống thêm nhiều nước ép trái cây sẽ rất tốt cho đường ruột.
- Xây dựng cho mình thời gian làm việc, nghỉ ngơi đầy đủ và khoa học, luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng trong công việc.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận hậu môn và không nên mặc quần quá chật, bó sát, đồ ẩm ướt… không nên làm việc riêng khi đi đại tiện như đọc báo, xem phim…
- Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe theo định kỳ để có thể phát hiện ra những bệnh nằm sâu ở bên trong.
Đại tiện ra máu gây cho người bệnh nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi phát hiện ra bệnh cần chủ động đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị sớm.
Bài viết liên quan:
Trên đây là những thông tin cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà về những điều nên biết về đại tiện ra máu. Nếu còn thắc mắc nào khác, người bệnh có thể liên hệ theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc click vào bảng chat trực tuyến với các chuyên gia của cúng tôi để được tư vấn chi tiết.