Đại tiện ra máu là hiện tượng thường gặp, gây ra nhiều những khó khăn, nguy hiểm cho sức khỏe và rắc rối cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ em đây còn là vấn đề đáng lo ngại hơn. Bởi vì cơ thể trẻ nhỏ còn yếu ớt, dễ gặp các vấn đề nguy hiểm hơn.Vậy hiện tượng trẻ bị đi đại tiện ra máu là như thế nào, có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi đại tiện ra máu ở trẻ em
Tình trạng đi đại tiện ra máu ở trẻ em là tình trạng trong phân có dính máu, hoặc phân lẫn máu tươi. Hiện tượng này có thể gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đây rõ ràng là hiện tượng không bình thường, là dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ, cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để kịp thời khắc phục, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân gây hiện tượng đi đại tiện ra máu ở trẻ
Giai đoạn trẻ còn nhỏ là giai đoạn trẻ rất dễ gặp các vấn đề bởi lúc này cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đường ruột và hệ tiêu hóa còn rất yếu ớt, dễ bị đi đại tiện ra máu. Nếu trẻ chịu tác động của những nguyên nhân dưới đây thì sẽ xuất hiện biểu hiện đi đại tiện ra máu.
Táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn ở bé. Bé sẽ đi tiểu ra phân khô cứng, ít và rặn nhiều, trong phân có lợn cợn máu. Do khi bị táo bón, phân bị cứng sẽ làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé sẽ đi đại tiện ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
Bệnh trĩ: bệnh này mặc dù thường ít gặp ở trẻ nhưng không phải là không thể xảy ra. Khi bị trĩ, bé đi đại tiện sẽ rất đau đớn, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu. Đa số phụ huynh thường nhầm lẫn với bệnh kiết lị.
Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Những triệu chứng này, chủ yếu là do bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được khám và siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, khi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
Bệnh kiết lị: khi bị mắc kiết lị, bé sẽ có triệu chứng đau bụng nhiều, đi tiêu khó khăn, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đờm và máu.
Nếu bé gặp những bệnh lý này bạn không nên chần chừ mà phải đưa bé đi khám ngay, vì những bệnh này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra máu của trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý quá trình chăm sóc cho trẻ như sau:
Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ thêm chất xơ có nhiều trong rau củ quả, để trẻ dễ dàng đi đại tiện, không rặn, hạn chế tình trạng táo bón, trĩ khi còn nhỏ.
Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa cho trẻ kích thích tiêu hóa.
Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày, tránh để trẻ nhịn tiểu, nhịn đi vệ sinh dẫn tới táo bón kéo dài.
Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết, phải cho trẻ uống nước lọc, không được uống các loại nước khác thay nước lọc, rất nhiều trường hợp các bậc phụ huynh cho trẻ uống sữa thay nước.
Vệ sinh tay, chân cho trẻ sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn.
Tình trạng đi đại tiện ra máu ở trẻ nếu kéo dài thì bạn cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức, để có thể tìm rõ nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
Bài viết có thể quan tâm:
Những thông tin mà các chuyên gia chữa trị bệnh trĩ vừa tư vấn cho các bạn về hiện tượng trẻ đi đại tiện ra máu, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám bệnh đa khoa Thái Hà 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.