Tìm hiểu về 4 cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả năm 2017.
Bệnh trĩ còn được gọi là căn bệnh của xã hội hiện đại bởi tỷ lệ người mắc phải bệnh trĩ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nó không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh mà còn đem lại rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vậy cách phòng chống bệnh trĩ nào là hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề đó trong bài viết sau nhé!
Đôi nét về bệnh trĩ
Bệnh trĩ được gây ra chủ yếu do những áp lực quá mức lên tĩnh mạch hậu môn, gây tình trạng phình đại, hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều các đối tượng khác nhau, kể cả người lớn và trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất đó là những người làm công việc đứng hoặc ngồi lâu, ít đi lại, phụ nữ mang thai, những người bị táo bón kinh niên. Ban đầu những người bị bệnh trĩ chỉ có cảm giác ngứa rát hậu môn sau khi đi đại tiện.
Khi bệnh lâu dần sẽ thấy xuất hiện tượng đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Người bệnh còn có thể sờ thấy búi trĩ sa xuống dưới, gây cảm giác vướng víu, khó chịu và dễ làm tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, có thể gây sưng viêm, nhiễm trùng búi trĩ.
Bệnh trĩ gây nên rất nhiều những ảnh hưởng cho sức khỏe của người bệnh. Do mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến người bị thiếu máu, mệt mỏi, khó chịu, hạ huyết áp…có thể dẫn đến hôn mê. Bệnh trĩ kéo dài còn có thể kéo theo các viêm nhiễm khác khiến cho sinh hoạt tình dục, sinh hoạt hàng ngày gặp rất nhiều đau đớn, phiền toái. Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu người bệnh chú ý trong sinh hoạt và đời sống của mình để hạn chế những tác hại của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống.
- Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và dứt điểm
- Những hình ảnh về bệnh trĩ bạn không nên bỏ qua
4 cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả năm 2017
Bệnh trĩ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó những người bị táo bón kinh niên là những người có khả năng bị mắc trĩ cao nhất. Để hạn chế tình trạng mắc trĩ, các bạn có thể áp dụng một số cách phòng chống bệnh trĩ như sau:
- Có chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng nhưng cần chú ý ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống nhiều nước (trên 1,5 lít/ngày), đặc biệt những loại rau chứa nhiều chất xơ. Hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để giảm thiểu tình trạng táo bón và suy mạch.
- Vận động hợp lý, nên vận động cơ thể hàng ngày nhẹ nhàng trong tầm khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội…Không nên ngồi quá lâu, đứng quá nhiều hoặc ngồi xổm lâu.
- Bên chú ý tạo thói quen đi cầu vào một giờ nhất định trong ngày, để tạo thành cơ chế hoạt động thống nhất. Các bạn có thể tập thói quen này bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào 1 giờ nhất định.
- Không được nhịn đi vệ sinh, bởi nhịn đi vệ sinh sẽ khiến phân bị tích tụ lâu tại ruột khiến phân bị khô cứng, việc đi ngoài sẽ rất khó khăn, có thể trà sát vào tĩnh mạch ở vùng hậu môn gây chảy máu.
Bệnh trĩ là bệnh dễ mắc nhưng khó chữa và khả năng bị tái phát cao, do đó người bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh là tốt nhất. Khi thấy những dấu hiệu bệnh trĩ cần phải đi khám và điều trị ngay tức khắc tránh để bệnh biến chứng và dẫn đến việc điều trị bệnh trĩ gặp rất nhiều khó khăn. Hãy tự biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và đẩy lùi bệnh trĩ.
Những thông tin mà các bác sĩ phòng khám trĩThái Hà vừa tư vấn cho các bạn về cách phòng bệnh trĩ, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.