Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ. Bệnh hình thành do sự phình to, căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở rìa hậu môn hoặc do phần da ở các nếp nhăn hậu môn bị viêm nhiễm, tụ máu.
Búi trĩ ngoại có cấu tạo gồm: lớp da ở bên ngoài bên ngoài và các mô liên kết ở bên trong cùng với các tĩnh mạch rất nhỏ đan xen với nhau tạo thành dạng lưới. Khác với búi trĩ nội, trong búi trĩ ngoại có chứa dây thần kinh cảm giác nên người bệnh luôn cảm thấy đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn khi ngồi xuống hoặc khi vận động mạnh.
Bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra ở bất cứ ai thuộc bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, tài xế lái xe hay phụ nữ mang thai…
Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại
Bạn có thể mắc bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:
- Do táo bón kéo dài: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ phải cố dùng sức để rặn phân ra ngoài, điều này sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn dễ bị căng giãn, phình to, từ đó gây nên bệnh trĩ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm khó tiêu hay đồ uống có ga sẽ dễ dẫn đến táo bón và bệnh trĩ
- Do tính chất công việc: Người có tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ hoặc công việc phải mang vác quá nặng… sẽ khiến cho vùng hậu môn – trực tràng phải chịu một áp lực lớn, từ đó dễ sinh ra bệnh trĩ.
- Do đại tiện không đúng cách: Những người khi đi đại tiện đọc báo, dùng điện thoại hoặc cố dùng sức để rặn phân ra ngoài sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, bạn cũng có thể mắc bệnh trĩ ngoại do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài hoặc do mang thai…
Những triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Để nhận biết bệnh trĩ ngoại, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Đại tiện ra máu: Khi mới mắc bệnh, máu chảy ra ít và khá kín đáo. Nếu người bệnh không chú ý thì sẽ rất khó phát hiện được máu dính trên giấy vệ sinh hoặc bám theo phân ra ngoài. Thời gian sau, máu chảy ra nhiều hơn, thậm chí những trường hợp nặng máu có thể chảy thành tia hoặc ngồi xổm là máu lại chảy gây mất máu, thiếu máu.
- Búi trĩ hình thành và ngày càng phát triển hơn: Búi trĩ hình thành ở ngoài rìa hậu môn với kích thước rất nhỏ. Về sau, búi trĩ ngày càng phát triển với kích thước lớn gây vướng víu, khó chịu.
- Đau rát hậu môn: Khi đi đại tiện hoặc khi ngồi xuống, vận động mạnh gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau này có thể kéo dài trong nhiều giờ tùy vào mức độ bệnh.
- Ngoài những biểu hiện điển hình kể trên, người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng như: ngứa ngáy hậu môn, viêm nhiễm hậu môn…
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, nếu để bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ ngoại khiến vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào hậu môn gây ra viêm nhiễm.
- Mất máu, thiếu máu: Máu chảy ra nhiều khi người bệnh đi đại tiện sẽ dẫn đến mất máu và thiếu máu trầm trọng. Người bị thiếu máu thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí còn bị choáng ngất gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm trùng máu: Khí búi trĩ quá lớn sẽ gây tắc mạch, máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Ngoài ra, bệnh trĩ không được điều trị kịp thời còn dẫn đến rối loạn chức năng hậu môn, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống vợ chồng…
Cách chữa bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: điều trị bằng biện pháp dân gian, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh tình bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng biện pháp dân gian
Những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ nhẹ thì có thể chữa bệnh bằng các biện pháp dân gian từ cây diếp cá, đu đủ xanh, lá thiên lý…
Tuy nhiên, cách chữa trị này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng thì mới có hiệu quả.
Điều trị nội khoa
Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách sử dụng các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn, hướng dẫn từ người có trình độ chuyên môn.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị này thường không được khuyến khích cho bệnh trĩ ngoại, chỉ những trường hợp mắc bệnh nặng, búi trĩ đã quá lớn hoặc đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả.
Hy vọng rằng với những thông tin mà các chuyên gia phòng khám trĩ Thái Hà vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả”. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc xin vui lòng gọi đến số 0365.116.117 để được tư vấn miễn phí.