Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là một loại bệnh lý đường hậu môn trực tràng. Là sự kết hợp của cả hai bệnh là trĩ nội và trĩ ngoại bên trong vùng hậu môn trực tràng của người bệnh. Hiểu như thế nào cho đúng về bệnh trĩ? Hãy tham khảo những thông tin cơ bản về bệnh trĩ hỗn hợp dưới đây của chúng tôi.
Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ sẽ nảy sinh hiện tượng táo bón. Hiện tượng này làm gia tăng áp lực tại hậu môn, khiến các búi tĩnh mạch thường xuyên trong tình trạng bị giãn quá mức. Lâu dần sẽ tụ lại thành các búi trĩ.
- Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bệnh trĩ hỗn hợp. Điều này đặc biệt đúng với những người làm việc văn phòng, bảo vệ, đứng gác…
- Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng hậu môn và hình thành bệnh trĩ.
- Các bệnh nhân có tiểu sử mắc các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng
- Các bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
- Áp lực từ các tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng gây nên chứng táo bón, biến đổi hậu môn, hình thành các búi trĩ… Đối với người bị béo phì, mang thai, sinh con thì đây là nguyên nhân phát sinh bệnh chủ yếu.
Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp?
- Đi ngoài ra máu là biểu hiện của tất cả các loại bệnh trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp.Ban đầu máu sẽ chảy kín đáo nhưng sau một thời gian bệnh nặng, máu sẽ chảy lộ liễu hơn thành tia và giọt.
- Mỗi khi đi đại tiện, các bệnh nhân sẽ thấy cảm thấy rất đau đớn và vướng víu.
- Hậu môn có tiết dịch nhầy nên người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy.
- Các bệnh nhân sẽ cảm thấy hậu môn của mình bị sưng tấy và kèm theo đau đớn.
Tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp
- Sự tiết dịch của búi trĩ kèm theo tình trạng vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành các loại viêm nhiễm tại trực tràng, hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp kéo dài là điều kiện thuận lợi để hình thành các bệnh lý đường hậu môn, trực tràng như: nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn, polyp đại, trực tràng… thậm chí là ung thư hậu môn, trực tràng.
- Việc hậu môn thường xuyên tiết dịch nhầy sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các vùng xung quanh hậu môn. Đối với nữ giới, do hậu môn và vùng kín ở rất gần nhau nên các bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Mất máu là hiện tượng không hiếm gặp của các bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân là khi bị bệnh trĩ, các bệnh nhân thường gặp phải hiện tượng chảy máu hậu môn. Tình trạng này kéo dài không loại trừ khả năng người bệnh bị mất máu, thiếu máu gây choáng ngất.
- Các búi trĩ kéo di từ bên ngoài hậu môn tới trực tràng là con đường lấy nhiễm các loại bệnh khác nhau trong đó có nhiễm trùng máu, rối loạn hệ tiêu hóa…
Cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp
- Xây dựng cho mình môt chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh các loại đồ ăn cay, nóng, tăng cường tập thể dục thể thao và tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
- Nếu đặc thù công việc của bạn phải đứng hay ngồi nhiều, hãy cố gắng dành ra khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ để đi lại, vận động cơ thể
- Đừng để táo bón trở thành hiện tượng “thân quen” trong đời sống của bạn.
- Nếu bạn đang bị các bệnh như: trĩ nội. trĩ ngoại hãy cố gắng điều trị sớm khi có thể.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn nhất là sau khi đi vệ sinh.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Với các bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp giai đoạn nhẹ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc uống. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm tiêu sưng, phù nề… và có tác dụng thúc đẩy co búi trĩ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng với các bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp giai đoạn nhẹ. Chúng tôi xin đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân là: không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc trị bệnh trĩ nào khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa
Hiện nay, bên cạnh các phương pháp chữa bệnh trĩ truyền thống, các bệnh nhân còn có thể lựa chọn sử dụng hai phương pháp chữa bệnh trĩ tiên tiến hiện nay đó là: phương pháp chữa bệnh trĩ PPH và HCPT.
Đây là hai phương pháp được giới y học đánh giá rất cao về những ưu điểm vượt trội cũng như tính hiệu quả cao. Những ưu điểm có thể kể đến như: không sử dụng dao mổ nên vết thương rất nhỏ, thời gian phục hồi nhanh chóng, các bệnh nhân không thấy để lại di chứng cũng như không tái phát…